Khu dân cư ở Ninh Thuận bị ngập úng giữa mùa khô hạn
Ngày 6.2, TS-BS Phạm Ngọc Thạch, Phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP.HCM) cho biết vừa phẫu thuật tạo hình bị tật hiếm gặp ở dương vật cho bệnh nhi 8 tháng tuổi.Theo TS-BS Phạm Ngọc Thạch, bệnh nhi được phát hiện cong dương vật ngay sau sinh. Theo đó, dương vật bệnh nhi gập cong 120 độ như dấu hỏi, gây khó khăn khi đi tiểu. Khi tiểu thì tia nước có khuynh hướng bắn vào mặt trong đùi và tầng sinh môn thay vì đi thẳng. Việc dương vật có hình dấu hỏi đã gây sang chấn tâm lý cho gia đình của trẻ.Bên cạnh đó, bệnh nhi còn có khối thoát vị bẹn khổng lồ chứa ruột và mạc nối ruột. Điều này gây khó chịu khi bé ho, rặn khi tiểu hoặc đi tiêu và khả năng nghẹt ruột rất cao.Chính vì vậy, bệnh nhi nhập viện vì đau vùng bẹn, khối thoát vị có nguy cơ nghẹt. Bệnh nhi đã được kíp phẫu thuật cùng lúc xử trí thoát vị bẹn và cong dương vật."Sau mổ, bệnh nhi hồi phục tốt, dương vật thẳng và thẩm mỹ, da che phủ đều đẹp; quan trọng nhất là tia tiểu lớn, thẳng, bay xa. Còn tình trạng thoát vị bẹn, sưng phồng to trước đó không còn nữa; bìu xẹp hẳn như trẻ bình thường", TS-BS Phạm Ngọc Thạch chia sẻ và thông tin, bệnh nhi đã được xuất viện chỉ sau 2 ngày phẫu thuật.Theo TS-BS Phạm Ngọc Thạch, hằng năm Bệnh viện Nhi đồng 2 thường tiếp nhận các bé có bệnh lý thoát vị bẹn hay cong dương vật. Tuy nhiên, trường hợp bệnh nhi mang cả 2 thương tổn cùng lúc khá hiếm gặp, đặc biệt tình trạng cong dương vật rất nặng với hình dấu hỏi.TS-BS Phạm Ngọc Thạch cho biết thêm, cong dương vật bẩm sinh là tình trạng dương vật bị cong do sự phát triển không đồng đều của các cấu trúc bên trong từ khi sinh ra. Tình trạng này có thể ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ và chức năng tình dục sau này. Cong dương vật có thể điều trị triệt để bằng phẫu thuật chỉnh tật cong, tuổi phẫu thuật phù hợp nhất là 6 - 18 tháng tuổi. Nếu được phát hiện sớm và can thiệp kịp thời sẽ không gây ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm lý cho trẻ. Sau phẫu thuật trẻ hoàn toàn khỏe mạnh, có thể phát triển như các bạn bình thường khác.Với bệnh nhi trên là một trường hợp khó, vì dương vật trẻ còn nhỏ phải phẫu tích rất tỉ mỉ, tránh tổn thương niệu đạo, thần kinh, mạch máu vùng dương vật, ngoài ra túi thoát vị ở bẹn rất to, nằm cạnh bó mạch ống dẫn tinh. Phẫu thuật phải thật chính xác tránh tổn thương các cấu trúc lân cận, và phải thực hiện nhanh, gọn tránh kéo dài thời gian gây mê ở trẻ nhỏ.Đồng Nai phát động tăng tốc giải phóng mặt bằng dự án trọng điểm
Tôi nhớ nhà văn Vũ Bằng viết về tháng giêng như vầy: "Ai bảo được non đừng thương nước, bướm đừng thương hoa, trăng đừng thương gió; ai cấm được trai thương gái; ai cấm được mẹ yêu con; ai cấm được cô gái còn son nhớ chồng thì mới hết được người mê luyến mùa xuân". Thế mà sao mỗi lúc nghe cánh én chở tin xuân, lòng tôi tràn ngập bâng khuâng và phập phồng lo sợ.Khi tôi hiểu ra niềm vui từ những chiếc bao lì xì của mình cũng được đổi bằng những đồng tiền mở hàng của mẹ; khi tôi hiểu rằng tết đến, mẹ tôi đã phải tất tả gồng mình trong cái lạnh sắt se của cơn gió đông đang chạy KPI thổi những luồng tiếp nhau như con sóng liên hồi, thì tôi không còn hân hoan mỗi lần nắng vàng điểm lên cành mai trước ngõ.Bởi những ngày chót của năm, mẹ tôi phải làm việc bằng ba vì "Khôn ngoan đến cửa quan mới biết, giàu có đến ba mươi tết mới hay". Vất vả thế để ba ngày tết trong nhà đủ đầy thịt mỡ, dưa hành, bánh mứt. Lam lũ thế thì ban thờ mới có mâm ngũ quả đầy đặn, hương đăng ấm cúng để kịp đón ông bà về ăn tết, đón xuân.Có những lần tôi hờn trách mẹ, chiều ba mươi rồi vẫn chưa mua đồ mới, giày mới. Nhiều khi còn vùng vằng, khó chịu và vô tình nói những lời làm mẹ tổn thương. Mẹ tôi không nói gì, bà chỉ thở dài rồi lại vội vội vàng vàng với hàng tá công việc đang bu tới níu lấy mình. Tôi dại dột quá chỉ biết se sua. Tôi nào hay cả ngày hôm ấy, khi người người nhà nhà đã nghỉ việc và nô nức sắm sửa trang hoàng, mẹ tôi – và nhiều bà mẹ khác vẫn đang đổ mồ hôi nóng, mồ hôi lạnh để tranh thủ kiếm thêm tiền mua cho con vài bộ quần áo mới.Cuối ngày, khi mọi người bắt đầu chực chờ tiếng pháo nổ đì đùng điểm sáng cho đêm trừ tịch bớt đi sự tối tăm, mẹ tôi vẫn lặng lẽ dọn dẹp nhà cửa, cẩn thận ủi cho tôi những bộ quần áo mới tinh. Lúc ấy, tôi đã chìm vào cơn mơ. Sáng hôm sau, tôi ngỡ ngàng. Những chiếc áo được ủi phẳng lì và những chiếc quần xếp li láng cót khiến tôi nhảy cẫng lên sung sướng và nhiều năm sau khiến tôi hối hận, day dứt. Tôi bắt đầu không ham thích tết. Nếu không xé lịch mà thời gian ngừng lại, tôi tình nguyện để những cuốn lịch cứ thế nằm im, để mẹ tôi không phải vất vả với những lo toan trong mấy ngày giáp tết.Lúc tôi thấu hiểu sự nhọc nhằn của mẹ cũng là khi tôi nhìn rõ bản chất sự luân hồi của thời gian. Làm gì có sự tuần hoàn khi mỗi năm gương mặt mẹ tôi lại thêm một nếp hằn của năm tháng. Thời gian lướt qua, lau lách trổ cờ trên tóc mẹ gieo vào lòng tôi muôn chiều bâng khuâng, khắc khoải. Mỗi bận xuân về hoa thắm, tuổi đời phai. Tuổi đời mẹ như cánh én nghiêng chao qua mùa xuân đang dần tàn úa, khẽ khàng mà xao động cả đời tôi. Tôi cứ sợ mỗi lần xuân qua rồi, mẹ tôi sẽ ngày thêm còm cõi già nua, như cội cây già đang cạn dần nhựa sống khi những cụm hoa nhỏ vẫn còn cần sự bảo bọc, chở che.Mỗi một mùa xuân đến, tôi vẫn được mẹ gửi cho những đồng tiền mừng, ôi sao mà hạnh phúc! Hạnh phúc ấy không phải là hạnh phúc của một đứa trẻ con được cho những tờ tiền mới cót. Đó là niềm hạnh phúc được nuôi lớn từ nhiều năm và mỗi ngày một lớn, tựa như cây mai trước sân mỗi một năm đều được chăm bón rồi lại trổ hoa đầy hi vọng sau giá rét. Năm trước tôi được đón xuân cùng mẹ, năm này lại được đón xuân cùng mẹ sau nỗi lo sợ tóc mẹ như mây gió bay qua đời mình thì còn niềm vui sướng nào hơn.Nhưng rồi cứ mỗi một xuân qua vậy, lòng lại tràn ngập lo âu. Để rồi rưng rức mỗi lần nghe câu hát: "Mỗi mùa xuân sang mẹ tôi già thêm một tuổi/Mỗi mùa xuân sang ngày tôi xa mẹ càng gần/Dù biết như thế, tôi vẫn phải tin/Tôi vẫn phải tin mẹ đang còn trẻ/Mỗi mùa xuân về mẹ thêm tuổi mới/Mỗi mùa xuân mới con mừng tuổi mẹ". Tôi đã đồng điệu với tác giả ca khúc này rồi."Dị sàng đồng mộng", chúng tôi cùng một nỗi lo, cùng một cảm xúc và cùng một hành động. Đâu ai kháng cự nổi định luật của thời gian. Nếu một xuân nào bàng hoàng tôi không mẹ, xuân sẽ quạnh hiu và lòng người quạnh quẽ. Tôi cứ ngần ngại và lắng lo trước sự mất mát ấy. Nên cứ mỗi độ xuân về, tôi gửi lòng mình theo cánh én để nhắn đến xuân lời ca: "Xuân ơi xuân nếu chẳng vui gì/Hãy đừng, đừng tìm đến chi"…
Phẫn nộ tài xế lái xe taxi vượt ẩu, leo lên vỉa hè khi tắc đường
Ngày 22.1, mạng xã hội lan truyền đoạn clip về va chạm giữa xe đạp do một nam sinh điều khiển và xe ô tô đỗ bên đường xảy ra tại P.Hòa Xuân (Q.Cẩm Lệ, TP.Đà Nẵng). Sau đó là câu chuyện khiến cộng đồng mạng ngỡ ngàng, xúc động.Theo nội dung đoạn clip được chia sẻ, lúc 12 giờ 17 phút ngày 21.1, một nam học sinh đi xe đạp đã vô tình va chạm vào đuôi xe ô tô đậu bên đường Mẹ Thứ (P.Hòa Xuân, Q.Cẩm Lệ). Mặc dù ngã ra đường, may mắn là cậu bé không bị thương, và nam sinh nhanh chóng dựng xe đạp và rời đi ngay sau đó. Tuy nhiên, hơn 10 phút sau, chính nam sinh này đã quay lại và để lại một mảnh giấy ghi lời xin lỗi chủ xe: "Con xin lỗi vì đã làm xước xe của bác. Con đi học không chú ý nên đụng". Kèm theo đó, nam sinh để lại một tờ tiền mệnh giá 200.000 đồng được dán kèm nằm trong mảnh giấy. Khi chủ xe đọc được mảnh giấy, không giận dữ mà ngược lại, đã chụp hình và chia sẻ câu chuyện lên mạng xã hội, kèm theo lời khen ngợi hành động tử tế của nam sinh. Sau khi bài viết được đăng tải, đã có rất nhiều bình luận với nội dung khen ngợi tinh thần trách nhiệm của cậu bé, đồng thời nhắc nhở các bạn học sinh cần chú ý hơn khi tham gia giao thông. Chia sẻ với PV Thanh Niên, chị Lê Ngô Mỹ Hạnh (trú P.Hòa Xuân, Q.Cẩm Lệ), chủ nhân xe ô tô, cho biết chiếc xe ô tô trong clip được chồng chị đậu trước nhà và khi vợ chồng đi công việc trở về nhà thì phát hiện sự việc. Chị Hạnh bày tỏ rất xúc động khi đọc nội dung cháu bé viết mảnh giấy và tờ tiền 200.000 đồng được kẹp bên trong tờ giấy. "Vợ chồng tôi đã trích xuất camera và đoán rằng cậu bé khoảng 13 tuổi, có thể cháu đã về nhà kể lại sự việc sau khi tông vào ô tô bên đường và xin tiền từ bố mẹ để quay lại "đền" cho chủ xe… theo cách của riêng mình", chị Hạnh kể.Chị Hạnh xúc động chia sẻ thêm: "Cháu còn nhỏ, đi xe đạp nhiều lúc mất thăng bằng nên là lỡ va vào ô tô, cháu không bị thương là tôi mừng rồi. Thấy cháu ấy để lại mảnh giấy kèm lời nhắn vợ chồng tôi rất xúc động. Lời xin lỗi của cháu là một hành động đẹp, điều này minh chứng cháu đã có một môi trường dạy bảo rất tốt".Đồng thời, chị Hạnh cũng bày tỏ mong muốn gặp lại nam sinh để trả lại số tiền vì xe ô tô của chị có bảo hiểm thân vỏ và sẽ được sửa chữa.
Thông qua giải chạy "Nghệ An 2023 - Về miền Ví Giặm", ban tổ chức mong muốn góp một phần vào việc bảo vệ, lan tỏa một trong những di sản văn hóa phi vật thể. Trong dịp này, tạp chí Nông thôn Việt cũng phối hợp với Sở VH-TT, Sở NN-PTNT và các cơ quan chức năng, các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh… của tỉnh Nghệ An tổ chức Triển lãm xúc tiến thương mại nông sản - Lễ hội văn hóa ẩm thực ngay tại Quảng trường Hồ Chí Minh. Mục đích là để quảng bá, giới thiệu nét đặc sắc văn hóa, các sản phẩm nông nghiệp chủ lực, tiêu biểu trên địa bàn tỉnh, qua đó tạo ra các cầu nối xúc tiến thương mại, kích thích tiêu thụ hàng nông sản của tỉnh.
'Giải cứu' quán ế khách
0 giờ, ngày 20.1 (tức ngày 21 tháng Chạp) tại cổng chào Bình Dương (nằm trên quốc lộ 13), nơi giáp ranh tỉnh Bình Dương và TP.HCM nhóm tình nguyện viên đã có mặt để đón chờ những người về quê ăn tết bằng xe máy. Tại điểm hẹn, có mặt từ 6 – 8 tình nguyện viên tham gia. Đây đa phần là những "người con" của tỉnh Đắk Lắk đang sinh sống và làm việc tại TP.HCM, Đồng Nai và Bình Dương. Nhóm trưởng hỗ trợ về quê đêm 21 tháng Chạp lần này là Trần Văn Minh (20 tuổi, quê Đắk Lắk), đang làm công nhân ở Bình Dương. Nhiệm vụ trên hành trình của Minh là đi cùng, giúp đỡ, đảm bảo an toàn cho những người chạy xe máy đường dài. Rạng sáng cùng ngày, các thành viên nhóm của Minh đồng hành cùng 15 người đi xe máy, đang là sinh viên, người lao động ở TP.HCM. Hành trình này kéo dài khoảng 400 km, dọc quốc lộ 14, từ ranh giới TP.HCM – Bình Dương đến tận trung tâm TP.Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk). Đến 2 giờ, hầu hết những người đăng ký từ khắp nơi đều có mặt, chuyến xe máy về quê ăn tết rạng sáng 21 tháng Chạp bắt đầu xuất phát. Anh Võ Trọng Lam (31 tuổi), điều hành chính của nhóm "Đi xe máy về Đắk Lắk" cho biết, đây là ngày thứ 2 nhóm "Đi xe máy về Đắk Lắk" đưa người về quê ăn tết. Trước đó, vào ngày 19.1 (tức 20 tháng Chạp) nhóm đã đồng hành cùng 30 người đi xe máy về đến quê an toàn. Anh Lam chia sẻ, mỗi năm đến gần tết, nhóm tình nguyện viên quê ở Đắk Lắk đều lên kế hoạch đưa người về quê ăn tết. Các thành viên này thường chạy xe máy về quê, sau đó nãy ra ý tưởng sẽ giúp những người khác cùng nhau đi an toàn. Đa phần người được hỗ trợ là phụ nữ, người tay lái yếu đi xe máy một mình. Chưa kể, người không có điều kiện về quê cũng được chở miễn phí bằng xe máy. Ở đây, nhóm đồng hương sẽ đi cùng, tạo cảm giác thân quen, không đơn độc cho người về quê trong những ngày sát tết. Từ đầu tháng 12, Lam bắt đầu thông báo lên Fanpage cho những người cần "bạn đồng hành" khi về quê biết đến. Sau đó, nhóm nhận đăng ký, ngày về và phân bổ tình nguyện viên hỗ trợ. Sau 2 tuần thông báo, lượng người đăng ký ngày càng đông. Lam phải đóng bớt các cổng để các thành viên đăng ký trước được ưu tiên và hạn chế số lượng."Các thành viên sẽ đi cùng với mọi người trong 8 ngày, từ 20 - 28 tháng Chạp. Hễ ai đăng ký, đạt số lượng nhất định nhóm sẽ hẹn giờ và khởi hành", Lam chia sẻ.Để đảm bảo an toàn suốt hành trình, Lam đặt ra quy tắc phải đi đúng luật giao thông. Chạy chậm khi vào khu dân cư, không dàn hàng và nghỉ ngơi đúng giờ trước khi khởi hành. Hành trình di chuyển khoảng 10 tiếng, chia làm nhiều chặn, đi được 100 km sẽ nghỉ một lần. Thời gian nghỉ tùy thuộc vào sức khoẻ và quảng đường cụ thể. Trên đường đi, các tình nguyện viên sẽ dẫn đầu và "khóa đuôi" đoàn xe ở phía sau nhằm đảm bảo qua sát được hết những thành viên khi lái xe. Chưa kể, đây chỉ là việc giúp nhau về quê ăn tết nên suốt hành trình nếu xe bị hư, hoặc sự cố nào đó sẽ luôn có người giúp đỡ. Anh Lam thông tin, trong những ngày đầu, lượng người về quê bằng xe máy còn khá ít. Tuy nhiên, vào những ngày 25 – 28 tháng Chạp sẽ là cao điểm của nhóm khi đưa người về quê. Số lượng thành viên đăng ký về mỗi ngày đã vượt con số 200 xe máy. Tổng lượt đăng ký về lên hơn 500 người cùng về. "Đến trưa 21 tháng Chạp, đoàn hỗ trợ về quê cũng đã đến điểm cuối cùng ở TP.Buôn Ma Thuột, kết thúc hành trình trong ngày thứ 2. Những lúc này, chỉ cần thấy tin nhắn của những người đi chung đoàn thông báo đã về đến nhà an toàn tôi đều cảm thấy rất vui. Cũng như những năm qua, mọi người trên đường khi thấy chúng tôi chạy về đều nói đã thấy tết gần đến rồi", Lam bày tỏ.Còn Minh trước kia từng được nhóm đồng hương Đắk Lắk hỗ trợ đưa về quê bằng xe máy cách đây nhiều năm. Sau đó, Minh quay lại cùng nhóm để giúp đỡ những người đi xe máy mỗi khi tết đến. Lần này, Minh đưa mọi người về quê, sau đó trở lại Bình Dương làm việc. Đến ngày nghỉ tết chính thức, một lần nữa Minh vừa về nhà vừa giúp thêm người khác về quê ăn tết cùng gia đình. "Khi được giúp đỡ, đồng hành cùng mọi người về đến quê an toàn là tôi vui lắm. Trên hành trình tôi như được ăn tết cùng mọi người. Từng chặn nghỉ, rồi chạy dọc quốc lộ như có gì đó gắn kết tình người, tình đồng hương lại với nhau trong những ngày tết đến này", Minh cho biết.Vừa về đến nhà ở H.Ea H'Leo (Đắk Lắk) lúc 15 giờ 30, Dương Thị Thuỳ Trang Trường CĐ Y dược Hồng Đức, lập tức nhắn tin vào nhóm thông báo về đến nhà an toàn và cảm ơn mọi người. Trang cho biết vài ngày trước dự định chọn xe khách về nhà. Thế nhưng, khi biết được nhóm đồng hương này đã cùng bạn đăng ký tham gia. "Đây là năm đầu tiên tôi về quê ăn tết bằng xe máy. Dù cảm thấy mệt nhưng với tôi đây là một hành trình khá thú vị. Bởi mọi người vui vẻ hòa đồng, nhiệt tình. Điều này làm tôi gạt bỏ đi lo lắng trong suốt hành trình. Nó giống như đi phượt vậy, cho bản thân trải nghiệm khó quên trên hành trình về quê đón tết", Trang chia sẻ và nói thêm rằng dự định năm sau sẽ tiếp tục hành trình này. Để cảm nhận rõ hơn, trên mỗi cung đường cảnh quê hương trong những ngày cận tết thật đẹp.